Warning: Use of undefined constant HTTP_USER_AGENT - assumed 'HTTP_USER_AGENT' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/tranh/domains/dodong.com.vn/public_html/wp-content/themes/banhang/header.php on line 1
Chuông đồng và ý nghĩa trong đình chùa,từ đường - dodong.com.vn
$nbsp;

X

Địa chỉ:530 đường Láng, Đống Đa – Hà Nội

Chuông đồng và ý nghĩa trong đình chùa,từ đường – dodong.com.vn

Chuông ĐỒNG là một nhạc cụ, được đúc bằng kim loại và phát ra âm thanh đơn giản. Hình dáng của nó được làm theo các hình tháp hay hình chén rỗng…

Chuông có nhiều kích thước và sức nặng khác nhau, tùy theo nhu cầu thiết bị của mỗi chùa để cử hành nghi lễ. Âm thanh ngân vang của chuông thay đổi tùy theo bình phương độ dày và tỷ lệ nghịch với đường kính của nó. Do đó mỗi tiếng chuông đều có âm sắc riêng của mình.

 

Theo truyền thống Ấn giáo, chuông được sử dụng trong các nghi lễ (Puja) để xua đuổi tà ma hay triệu tập các vị thần linh ban phước lành cho họ và Chuông cũng được xem như là một biểu tượng của sự sáng tạo. 

Một truyền thuyết khác kể rằng nguồn gốc của các nghi thức sử dụng chuông và chùy kim cương (tiếng Phạn: वज्र – vajra) đã tìm thấy trong các những huyền thoại nói về nữ thần Durga, người lúc vừa mới chào đời đã được Indra (Devanagari: इन्द्र là vua của các vị thần trong những truyền thuyết Vệ Đà của Ấn Độ cổ) tặng cho Kim Cương chử và một cái chuông thường treo trên chiếc ngà con voi Airavata của ông ta.

Trong Phật giáo chuông được là biểu trưng cho trí tuệ và là những âm cụ tán tụng dùng cho các sự kiện đặc biệt như đám cưới và đám tang hay những dịp lễ lớn trong các chùa.

 

Ở Trung Hoa, thời xưa trong các chùa chiền người ta phân Chung hay Chuông ra thành hai loại và mỗi loại đều có những tên gọi khác nhau như : Phạn chung và Hoán chung.

Phạn chung là loại chuông lớn, được làm bằng đồng xanh, có pha một ít sắt. Chuông này cũng có nhiều kích thước lớn khác nhau tùy theo nhu cầu của mỗi chùa cần mà người ta đúc theo.

Việc dùng Phạn chung có nhiều ý nghĩa khác nhau, thí dụ : Để tập hợp đại chúng hay báo thời gian sớm tối, hay khi kêu gọi mọi người đến tăng đường để toạ thiền. Một ý nghĩa sâu sắc hơn của tiếng Phạn chung trong buổi đầu hôm hay những lúc hừng sáng là sự nhắc nhở cho con người luôn thức tỉnh để tinh tấn tu hành mà vượt ra ngoài vòng tội lỗi, tối tăm khổ đau trong cuộc sống vô thường.

Chuông đồng và ý nghĩa trong đình chùa

 

X